Thường sau sinh, chị em thường gặp phải tình trạng nám và tàn nhang gây mất thẩm mỹ trên gương mặt. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị sao cho hiệu quả. Tham khảo những ý kiến chuyên môn từ bác sĩ dưới đây để làm rõ hơn vấn đề này nhé!
1. Nguyên nhân gây nám và tàn nhang sau sinh là gì?
Bác sĩ cho biết có những nguyên nhân gây ra tình trạng nám và tàn nhang sau sinh như sau:
Mất cân bằng nội tiết
Trong giai đoạn mang thai, hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt. Vì vậy, lượng melanin cũng gia tăng, khiến nám và tàn nhang xuất hiện trên da mặt ở nhiều mức độ khác nhau.
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời kích thích việc tăng sản xuất melanin - sắc tố quy định và ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của da. Khi rối loạn sắc tố xảy ra sẽ khiến melamin tích tụ trên bề mặt da khiến da không đều màu, xuất hiện nhiều mảng nâu, đen trên bề mặt.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc được phép uống sau khi sinh có thể tác động đến sự cân bằng hormone trong cơ thể và gây nám, tàn nhang.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh thường hay lo âu, mệt mỏi, mất ngủ cũng có thể là nguyên nhân làm xuất hiện các vết nám, tàn nhang trên mặt.
Bác sĩ tư vấn về nguyên nhân gây nám tàn nhang sau sinh và cách trị
2. Khi nào những đốm nâu sau sinh sẽ biến mất?
- Sau khi sinh, bạn không nên vội vàng điều trị nám. Bất kỳ vết nám nào xuất hiện trong thai kỳ thường sẽ mờ dần trong vòng vài tháng sau khi sinh.
- Chúng thường bắt đầu mờ dần khi nồng độ hormone trong cơ thể trở lại bình thường và cơ thể bạn ngừng sản xuất quá mức sắc tố da.
- Tuy nhiên, nám có thể quay trở lại nếu bạn không có biện pháp chống nắng, bảo vệ da và bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen.
3. Điều trị nám và tàn nhang sau sinh hiệu quả
Nám, tàn nhang không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Đó là lý do nhiều người thường muốn cải thiện vấn đề da này sau sinh. Bác sĩ cho lời khuyên về việc trị nám như sau:
Sử dụng các sản phẩm đặc trị bôi ngoài da
Bạn có thể sử dụng các thành phần bôi ngoài da như: vitamin C, arbutin, kojic để điều trị nám, tàn nhang sau sinh.
Bôi kem chống nắng cho da
- Đừng quên bôi kem chống nắng dù là đang ở trong nhà hay đi ra ngoài. Bởi việc tiếp xúc với màn hình máy tính, tivi, smartphone cũng khiến tình trạng nám, tàn nhang nặng nề hơn.
- Nên chọn các loại kem chống nắng với SPF từ 30 trở lên mỗi ngày. Hãy bôi trước 20 phút khi đi ra ngoài, bôi 2 tiếng/ lần nếu hoạt động dưới trời nắng gắt trong thời gian dài.
- Đừng quên che chắn, đội mũ rộng vành dù, kính mát để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc ít kích ứng
Nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có tính chất tẩy rửa nhẹ nhàng, tránh kích ứng da làm cho tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn.
Cân nhắc chuyển đổi biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai có chứa estrogen, chẳng hạn như thuốc tránh thai, vòng và miếng dán, có thể gây ra tình trạng nám da hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn đối với một số ít phụ nữ.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem xét các phương pháp thay thế chẳng hạn như dụng cụ tử cung, cấy ghép tránh thai, tiêm progesterone hoặc phương pháp không nội tiết tố khác.
Phương pháp điều trị da liễu
Nếu tình trạng nám không cải thiện sự hài lòng của bạn trong vòng một năm, hãy nói với bác sĩ da liễu, họ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi như: hydroquinone, tretinoin, hoặc peel da (axit glycolic). Trong một số ít trường hợp, bác sĩ da liễu có thể sử dụng tia laser để hỗ trợ.
Nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định có thai sớm, hãy nhớ cho bác sĩ biết và luôn kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị không kê đơn nào.
Nám và tàn nhang cần thời gian điều trị lâu dài để cho thấy kết quả cải thiện. Vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong muốn.