Nám là vấn đề da liễu dễ gặp nhất trên cơ địa của người Việt. Có rất nhiều phương pháp thẩm mỹ để điều trị tình trạng này trong đó có tiêm trị nám. Tuy nhiên, vì đây là phương pháp đưa trực tiếp sản phẩm vào bên trong da nên rất nhiều người lo lắng không biết tiêm trị nám có hiệu quả không, tốt không. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời chính xác nhất từ bác sĩ nhé!
1. Các phương pháp điều trị nám thường gặp
Nám là một tình trạng tăng sắc tố thường xuất hiện da mặt của phụ nữ, đặc biệt là với những cơ địa da tối màu. Đó chính là lý do phụ nữ Á Đông dễ bị nám hơn. Nám chủ yếu hình thành do phơi nhiễm tia cực tím (UV) và ảnh hưởng của nội tiết tố.
Hiện tại, có rất nhiều phương pháp áp dụng để điều trị nám thành công, trong đó, có thể kể đến như: bôi ngoài da, đường uống, đường tiêm và các thủ thuật khác.
- Các phương pháp đường bôi: hydroquinone, tretinoin, azelaic acid, kojic acid, vitamin C, and Arbutin và kết hợp các loại trên.
- Các liệu pháp điều trị đường uống: axit tranexamic, Polypodium leucotomos và glutathione.
- Các liệu pháp điều trị đường tiêm trong da (mesotherapy): tranexamic, glutathione, vitamin C.
- Các thủ thuật: lột da bằng hóa chất, lăn kim, laser và ánh sáng... cũng thường được sử dụng như phương pháp điều trị chính hoặc hỗ trợ cho việc loại bỏ nám.
2. Tiêm trị nám có hiệu quả không?
Tiêm trị nám là phương pháp được bác sĩ sử dụng để đưa một hợp chất chuyên dụng vào bên trong da, nhằm cải thiện vấn đề da này.
- Một trong những hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị nám là acid tranexamic, chúng được chứng minh tính hiệu quả và không có tác dụng phụ đáng kể, gần như không cần thời gian nghỉ dưỡng.
- Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về glutathione được dùng như liệu pháp mesotherapy trong điều trị nám nhưng nó được các bác sĩ da liễu thực hiện rộng rãi để điều trị nám. Hợp chất này được sử dụng như đơn trị liệu, hoặc kết hợp với axit ascorbic (vitamin C), vitamin E, axit tranexamic và kết quả được khẳng định là rất tốt.
- Hầu hết các hợp chất được sử dụng trong tiêm điều trị nám kể trên đều có cơ chế ức chế men tyrosinase, ức chế sự tăng sinh tế bào melanocyte, qua đó làm giảm lượng melanin hình thành bên trong da.
- Tuy nhiên, nguyên lý điều trị nám bao gồm: ức chế sản sinh melanin từ bên trong (thuốc bôi, thuốc uống, tiêm) và phá vỡ những mảng melanin đã có sẵn (peel da sinh học, lăn kim, laser…). Vì vậy, để có hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ kết hợp đa trị liệu nhiều phương pháp.
Ngoài ra, điều trị nám là quá trình lâu dài, cần được lên kế hoạch điều trị tùy theo từng loại da, tuỳ từng giai đoạn, từng độ tuổi...
Một số trường hợp điều trị nám không thành công, để lại tác dụng phụ do sự thiếu hiểu biết của người điều trị.
Do đó để tránh những biến chứng đáng tiếc cần được điều trị tại cơ sở uy tín và do bác sĩ chuyên môn tiến hành.
Nếu bạn có nhu cầu điều trị nám, đừng quên liên hệ để được Dr. Huệ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng da.