Da khô là gì, nguyên nhân cách chăm sóc và những điều cần biết
Ở những chủ đề trước, Bác sĩ Khánh Huệ và bạn đọc đã cùng tìm hiểu về các cơ địa da dầu, da hỗn hợp,... Bên cạnh đó thì còn có một tuýp da cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả đó chính là da khô. Vậy thì đừng chờ đợi gì nữa, chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp da khô là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc đối với loại da này nhé!
1. Tìm hiểu da khô là gì và dấu hiệu nhận biết
Da khô là cụm từ dùng để chỉ những nền da khô ráp, có bề mặt da sần và thường xuất hiện các hiện tượng da nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng.
Cơ địa da khô rất dễ nhận biết, chúng ta có thể phân biệt tình trạng da khô thông qua các dấu hiệu sau:
- Thử đưa tay sờ chạm lên trên bề mặt da sẽ có cảm giác da khô ráp.
- Sau các bước rửa mặt làm sạch sẽ quan sát thấy bề mặt da khô căng một cách rõ rệt.
- Cơ địa da khô khiến cho bạn đọc thường xuyên rơi vào cảm giác châm chích ngứa rát và vô cùng khó chịu.
- Một số trường hợp cá biệt, còn nảy sinh hiện tượng khô bong tróc da thành từng mảng.
- Nếu gặp điều kiện thời tiết hanh khô sẽ khiến cho da khô bị nứt nẻ, nghiêm trọng hơn còn có thể khiến chảy máu trên da.
Đối với các tình trạng da khô, nếu chúng ta không sớm điều trị, thay đổi chế độ chăm sóc da sẽ khiến cho cơ địa da khô ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến một số hệ lụy như:
- Thúc đẩy quá trình lão hóa da
- Làm gia tăng nguy cơ mắc phải các loại bệnh lý da liễu thông thường như vẩy nến, chàm, hoặc viêm da cơ địa,...
- Duy trì tình trạng da khô căng liên tục còn khiến cho da sớm chảy xệ, nếp nhăn đặc biệt xuất hiện nhiều hơn khi so sánh với các cơ địa da khác.
2. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô
Có rất nhiều những yếu tố tác động dẫn đến hình thành cơ chế làn da khô, và để giúp bạn đọc tiện theo dõi nội dung bài viết thì Bác sĩ Khánh Huệ sẽ tổng hợp nguyên nhân gây tình trạng da khô thành hai nhóm yếu tố:
Yếu tố bên trong:
- Sự rối loạn nội tiết tố:
Chúng ta thường biết rằng vào một số giai đoạn tuổi nhất định, điển hình như tuổi dậy thì, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ sau sinh, hoặc phụ nữ sắp bước vào giai đoạn tiền mãn kinh,... Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh đột ngột một hàm lượng lớn hóc môn bên trong, điều này sẽ dẫn đến làm mất cân bằng nội tiết tố của cơ thể và gây nên tình trạng da khô.
- Di truyền:
Nếu trong gia đình chúng ta có người thân sở hữu cơ địa làn da khô thì cũng cho cơ hội bạn cũng gặp phải tình trạng da khô là khá cao.
- Vấn đề tuổi tác:
Tuổi tác luôn là một trong những nỗi lo sợ của chị em phụ nữ nói chung bởi nó chính là tác nhân làm dẫn đến đến quá trình lão hóa, nhưng có thể nhiều bạn không biết rằng tuổi tác cũng là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng da khô.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi tác càng cao sẽ làm cho quá trình điều tiết tuyến dầu nhờn của cơ thể bị suy giảm, khiến làn da bị mất nước và ngày càng khô căng nhiều hơn.
Yếu tố bên ngoài:
- Điều kiện môi trường bên ngoài:
- Thời tiết: Nhiệt độ thời tiết khắc nghiệt, quá nóng hoặc quá lạnh
- Khí hậu: Khi gặp phải mùa đông hanh khô sẽ khiến cho cơ địa làn da khô bị mất nước nhiều hơn bình thường.
- Ánh nắng mặt trời: Chúng ta đều biết rằng trong ánh nắng mặt trời có chứa rất nhiều tia UVA, UVB độc hại và nếu bạn không thực hiện chống nắng bảo vệ da kỹ lưỡng sẽ khiến cho làn da trở nên khô căng và đặc biệt là nó sẽ khiến thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn ra nhanh chóng hơn.
- Chế độ chăm sóc da chưa phù hợp:
- Thói quen thường xuyên rửa mặt bằng nước nóng sẽ vô tình làm cho hàng rào bảo vệ da bị yếu đi.
- Thời gian rửa mặt hoặc tắm quá lâu cũng là một phần nguyên nhân làm cho làn da trở nên khô hơn.
- Sai lầm khi chọn mua sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa hoạt chất tẩy rửa quá mạnh.
- Không chú trọng bổ sung các bước dưỡng ẩm da mỗi ngày.
- Thực hiện tẩy tế bào chết cho da với tần suất không hợp lý, chúng ta chỉ nên tẩy tế bào da chết từ một đến hai lần mỗi tuần.
- Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm thuốc, kem trị mụn hoặc một số loại thuốc đặc trị khác cũng sẽ rất dễ làm cho da bị mất nước và trở nên khô căng.
Bác sĩ Khánh Huệ chia sẻ kiến thức về tuýp da khô
3. Chia sẻ cách chăm sóc cho làn da khô phù hợp
3.1. Sữa rửa mặt
Những bạn đang sở hữu cơ địa làn da khô thì chúng ta nên ưu tiên lựa chọn các dòng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH trung bình là 5.5 để đảm bảo làm sạch những bụi bẩn và bã nhờn trên bề mặt da một cách nhẹ nhàng và đặc biệt là không làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da.
3.2. Nước hoa hồng
Sử dụng nước hoa hồng (hay còn được gọi là toner) sẽ giúp cân bằng lại độ pH tự nhiên trên da, loại bỏ vệt sữa rửa mặt còn sót lại đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết cho sau bước làm sạch.
3.3. Tẩy tế bào da chết
- Tình trạng da khô căng, xuất hiện nhiều mảng bong tróc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tẩy tế bào chết cho da với tần suất phù hợp, từ một đến hai lần mỗi tuần.
- Bước tẩy tế bào chết có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp loại bỏ những lớp da sần, dầu thừa tồn tại sâu bên trong lỗ chân lông, từ đó phát huy hiệu quả hấp thu dưỡng chất của bề mặt da trở nên tốt hơn.
3.4. Tăng cường cấp ẩm cho da với bước đắp mặt nạ
- Có bạn thường băn khoăn không biết nên thực hiện đắp mặt nạ cho làn da khô với tần suất như thế nào là phù hợp. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi nói trên thì chúng ta phải dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó gồm có: chất lượng môi trường sống, khả năng thích ứng của da,...
- Lý tưởng nhất là chúng ta có thể thực hiện đắp mặt nạ cho da từ một đến hai lần mỗi tuần, thói quen đắp mặt nạ với tần suất cao hơn sẽ không những không giúp tăng cường dưỡng ẩm cho da mà lượng dưỡng ẩm dư thừa còn khiến gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ hình thành mụn trên bề mặt da.
3.5. Các bước dưỡng ẩm chuyên sâu
Đối với những bạn đang gặp phải tình trạng làn da khô thì điều quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da hằng ngày mà chúng ta không được bỏ qua đó là các bước dưỡng ẩm chuyên sâu.
- Duy trì thói quen cung cấp dưỡng ẩm cần thiết cho da sẽ giúp cải thiện đáng kể các tình trạng da mất nước hay vấn đề da khô bong tróc cũng sẽ được khắc phục.
- Bí quyết dưỡng ẩm dành cho bạn có làn da khô đó là chúng ta nên chú trọng lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm vào ban đêm. Đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ, thay vì thoa kem dưỡng ẩm thì chúng ta có thể tham khảo sử dụng các loại mặt nạ ngủ.
- Nó sẽ giúp cung cấp dưỡng ẩm cho da, giúp da căng bóng và mịn màng rạng rỡ vào sáng hôm sau.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể bổ sung thêm các bước dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm serum, tinh chất nuôi dưỡng, hiệu quả cải thiện tình trạng da khô mà nó đem lại là khiến bạn bất ngờ đó nhé!
3.6. Không quên bước chống nắng bảo vệ da
- Bên cạnh thực hiện cấp ẩm thì chống nắng bảo vệ da cũng là bước đặc biệt quan trọng trong quy trình chăm sóc da khô mỗi ngày mà bạn đọc cần lưu ý.
- Ưu tiên lựa chọn các dòng sản phẩm kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao, dao động từ SPF 30+ đến 50+, có chứa thành phần dưỡng ẩm để hỗ trợ quá trình dưỡng ẩm cho da.
3.7. Sử dụng kem dưỡng cho môi và mắt
Cuối cùng là các sản phẩm kem dưỡng cho môi và mắt, duy trì thói quen sử dụng hàng ngày sẽ giúp chúng ta cải thiện được các tình trạng như:
- Da môi khô ráp, nứt nẻ.
- Bề mặt da kém mịn màng
- Các vấn đề nếp nhăn xuất hiện ở vùng khóe mắt và đuôi mắt
Làn da khô sẽ không phải là vấn đề quá lớn nếu chúng ta sớm nhận biết và xây dựng được cho bản thân chế độ chăm sóc da phù hợp. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp trang bị cho bạn đọc kiến thức chăm sóc da cần thiết, Bác sĩ Khánh Huệ xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chuyên đề kỳ sau!