Mụn là vấn đề da liễu không chỉ gặp ở học sinh, sinh viên. Những đối tượng khác không kể tuổi tác, giới tính đều có thể mắc phải căn bệnh này. Rất nhiều người thắc mắc mụn là gì và nguyên nhân nào khiến nổi mụn ở mặt? Bác sĩ Huệ sẽ giải đáp chi tiết nhất bằng bài viết sau đây.
1. Mụn là gì? Các loại mụn và cấp độ mụn?
Mụn là một bệnh lý da liễu hình thành do lỗ chân lông bị tắc do tích tụ tế bào chết, bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi và phát triển.
Loại vi khuẩn này có tên gọi là P.Acnes. Nó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng lỗ chân lông, khiến mụn bị viêm, trở nên nặng nề hơn, tạo điều kiện cho vết thâm, sẹo sau mụn hình thành.
Dựa vào đặc điểm của mụn, có thể chia chúng thành các loại thường gặp như sau:
- Mụn ẩn là những nốt mụn nằm sâu bên trong lỗ chân lông, khiến da sần sùi, thường được gọi là mụn không nhân.
- Mụn đầu trắng có nhân mụn màu trắng, nằm bên trong lỗ chân lông còn được gọi là mụn cám.
- Mụn đầu đen có nhân mụn trồi một phần trên da, đầu nhân mụn bị oxy hóa biến đen.
- Mụn mủ là những sẩn đỏ, sưng tấy trên da, chúng có nhân mụn màu vàng hoặc trắng với lượng dịch mủ bên trong bao gồm bã nhờn, da chết và vi khuẩn.
- Mụn bọc là dạng nặng của mụn trứng cá với nhân mụn chứa đầy mủ trắng bên trong. Bao quanh nhân mụn là vùng da ửng đỏ, sưng tấy. Khi chạm vào loại mụn này thì có cảm giác đau. Và sau khi bị mụn bọc rất dễ để lại vết thâm và sẹo lõm.
- Mụn nang được coi là thể nặng nhất, có dạng u viêm màu đỏ, thường phát triển nhanh, lan ra xung quanh tạo thành mảng viêm nhiễm lớn. Nó gây cảm giác đau nhức, khó chịu như những “khối u”. Mụn nang thường để lại những tổn thương lớn khó phục hồi trên da.
Bác sĩ Khánh Huệ chia sẻ về mụn và nguyên nhân gây ra mụn
Có rất nhiều cấp độ mụn khác nhau, bác sĩ có thể chia thành những mức cơ bản như sau:
- Cấp độ 1 nổi các loại mụn không viêm bao gồm mụn ẩn, mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
- Cấp độ 2 bao gồm các loại mụn ở cấp độ 1 cùng với một vài các nốt mụn mủ nhỏ.
- Cấp độ 3 bao gồm các loại mụn ở cấp độ 1, 2 với số lượng lớn, xuất hiện mụn bọc.
- Cấp độ 4 bao gồm các loại mụn ở cấp độ 1, 2, 3 thêm vào đó là mụn bọc, mụn nang có mủ lớn, to bằng đầu ngón tay, chân, mặt lưng, ngực nặng nề có mùi hôi khó chịu.
Với cấp độ 1 bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp chăm sóc da thích hợp, duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để loại bỏ mụn.
Tuy nhiên, nếu đã ở cấp độ từ 2-3 trở lên, đặc biệt là cấp độ 4 thì hãy đến ngay cơ sở da liễu uy tín để được bác sĩ điều trị đúng cách.
Các loại thuốc bôi, thuốc uống trị mụn tại nhà cần do bác sĩ hướng dẫn để tránh những sai lầm khiến mụn nặng nề hơn.
2. Nguyên nhân gây mụn trên mặt là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn trên mặt, được chia thành 2 dạng: do các yếu tố từ bên trong cơ thể và những yếu tố từ bên ngoài.
Với nguyên nhân gây mụn từ bên trong cơ thể có thể kể đến như:
Do cơ địa hoặc yếu tố di truyền
Cơ địa bẩm sinh lỗ chân lông to, da tiết dầu nhiều rất dễ tích tụ bã nhờn và vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra, một số trường hợp gia đình bố mẹ bị mụn thì con cái cũng dễ có khả năng bị mụn hơn.
Do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể
Đa số bệnh nhân nổi mụn nhiều ở mặt đều đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Đây là giai đoạn dậy thì khiến lượng androgen trong cơ thể tăng cao. Loại hormone này sẽ kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh, tiết ra lượng bã nhờn quá lớn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn.
Một số trường hợp cũng nổi mụn ở phụ nữ trước chu kỳ kinh hoặc trong giai đoạn mang thai, mãn kinh cũng do rối loạn nội tiết tố nữ testosterone gây ra. Đây cũng là lý do giải thích tại sao đến tháng lại mọc mụn.
Với nguyên nhân này, mụn không chỉ nổi nhiều ở mặt như: trán, má, cằm mà còn xuất hiện trên khắp cơ thể như: lưng, ngực, cổ.
Căng thẳng, mệt mỏi
Khi tinh thần xuống dốc, gặp phải stress, mệt mỏi, cơ thể sẽ tiết ra hormone khiến tuyến dầu hoạt động mạnh hơn và hậu quả là mụn xuất hiện.
Với các nguyên nhân vì sao nổi mụn đến từ bên ngoài có thể liệt kê như sau:
Môi trường ô nhiễm
Các yếu tố như bụi bẩn, khói bụi, hay thời tiết nóng bức từ bên ngoài môi trường cũng có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây nên mụn.
Thói quen vệ sinh da không đảm bảo
Việc vệ sinh làn da không đảm bảo rất dễ dẫn tới việc bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn tích tụ trên da, tạo điều kiện khiến vi khuẩn sinh sôi, gây ra mụn.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý
Việc bổ sung vào cơ thể thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ều chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá…) hay thói quen thức khuya cũng sẽ làm tình trạng mụn nặng nề hơn. Những nguyên nhân này hay còn được gọi là tình trạng nóng trong người nổi mụn trên mặt hoặc ở lưng.
Lạm dụng mỹ phẩm
Trang điểm quá thường xuyên cũng khiến da bị bí, bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn. Ngoài ra, sau khi trang điểm hoặc bôi kem chống nắng nếu không tẩy trang kỹ cũng là lí do nổi mụn hoài không hết.
Các trường hợp sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng cũng sẽ khiến da bị kích ứng và sinh ra mụn. Với những trường hợp thắc mắc tự nhiên nổi nhiều mụn trên mặt là bị gì thì rất dễ là do dị ứng mỹ phẩm.
Nhất là nhiều bệnh nhân sử dụng kem trộn, thuốc rượu làm trắng da, khiến da bị bào mòn, mỏng, yếu đi, gây mụn “phản vệ” trên da.
Với những thông tin mà bác sĩ mang đến, hy vọng đã làm rõ hơn về mụn và nguyên nhân gây ra mụn.
Mọi thắc mắc cần giải đáp và tư vấn khám da miễn phí có thể liên hệ cho Dr. Huệ theo:
Hotline: 1900.636.654 - 028.73.081.281
Địa chỉ:
Trung tâm chính: 278/8 Tô Hiến Thành, P.15, Quận 10, TP.HCM
Chi nhánh 1: 116 Trần Thị Nghỉ, P.7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Chi nhánh 2: 18 Ngô Sỹ Liên, TP. Phan Thiết
Những câu hỏi thường gặp khi nổi mụn
Nguyên nhân gây ra mụn trên da đầu là do các tế bào chết, bã nhờn, bụi bẩn, gàu,... làm bít tắc lỗ chân lông hoặc viêm nang tóc. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đầu không phù hợp có thể gây kích ứng.
Thói quen không vệ sinh da dầu thường xuyên, các vật dụng như mũ bảo hiểm, nón,... không được vệ sinh sạch sẽ cũng gây mụn. Hoăc việc da đầu nổi mụn cũng có thể do một số loại vi khuẩn gây ra: cutibacterium, staphylococcus epidermidids, propionibacterium acnes, staphylococcus aureus, demodex folliculorum.
Mụn ở trán chủ yếu là do vấn đề về hệ tiêu hóa (khó tiêu, táo bón...) hoặc ruột non, gan khiến cơ thể tích tụ độc tố. Ngoài ra, thói quen ngủ muộn, căng thẳng, lo âu, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, kích ứng sản phẩm chăm sóc tóc, vi khuẩn từ da đầu, tóc, gối.. cũng gây nổi mụn tại vị trí này.
Mụn ở vị trí này thường do vệ sinh kém, rối loạn nội tiết hoặc do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không điều độ.
Mụn mọc nhiều ở vai và lưng do thực phẩm nóng, cay hoặc các cơ quan bài tiết trong cơ thể như gan, dạ dày, hệ tiêu hóa hoạt động kém, đang có vấn đề.
Thiếu ngủ hay thức khuya, căng thẳng, stress quá mức cũng là nguyên nhân gây ra mụn lưng, vai.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn ở cổ và ngực là do rối loạn nội tiết trong cơ thể hoặc cách chăm sóc da không đúng. Ngoài ra, các thói quen phản khoa học như ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng, sử dụng bia rượu; thuốc lá thức khuya, căng thẳng… cũng khiến vùng cổ và ngực nổi mụn.
Mụn mọc ở vị trí này thường do vệ sinh kém, tẩy trang không kỹ sau khi trang điểm hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp.