1. Nguyên nhân gây ra mụn dậy thì

  • Thay đổi nội tiết tố: Hormone giới tính Androgen sẽ gia tăng trong cơ thể, thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, làm sản sinh nhiều dầu và bã nhờn hơn. Điều này dễ khiến lỗ chân lông bị tắc kết hợp loại vi khuẩn gây mụn  Propionibacterium Acnes phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Lối sống sinh hoạt
  1. Stress, căng thẳng, thức khuya do học hành, thi cử
  2. Ăn nhiều đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều đường, chất béo
  3. Thói quen: sờ, nặn mụn, không vệ sinh khăn mặt, chăn gối... cũng gây ra tình trạng này
  4. Sử dụng mỹ phẩm thiếu kiến thức: thuốc bắc, thuốc rượu, kem trộn để điều trị

Bác sĩ giải đáp mụn dậy thì kéo dài bao lâu mới hết

2. Mụn dậy thì kéo dài bao lâu

Thực tế, nhiều trường hợp qua tuổi dậy thì hormone dần ổn định, tình trạng mụn được cải thiện hoặc mụn tự hết. Tuy nhiên, tình trạng mụn sẽ nặng hơn nếu thiếu kiến thức trị mụn, trị mụn sai cách và lạm dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc để chữa trị.

Nếu không điều trị sớm, mụn sẽ gây bội nhiễm da, kéo dài dai dẳng và làm tổn thương da nhiều hơn.

3. Hướng xử trí khi bị mụn dậy thì

  • Giữ da mặt luôn sạch sẽ:
  1. Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
  2. Tẩy trang thật kỹ sau mỗi lần trang điểm
  3. Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần để giữ cho da sạch, thông thoáng 
  • Chống nắng kĩ vì tia tử ngoại có thể khiến mụn nặng hơn và làm da sạm đen, lão hóa, xuất hiện nếp nhăn.
  • Không nên nặn mụn, bởi mụn chứa rất nhiều vi khuẩn, chính vì thế khi mụn vỡ ra, vi khuẩn có thể lây lan và hình thành nhiều nhân mụn mới.

Tuy nhiên, với tình trạng mụn nặng thì cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị thích hợp. Bởi vì nếu tự ý trị tại nhà, rất dễ gây viêm nhiễm, mụn sẽ không tự hết, lan rộng, để lại sẹo rỗ và vết thâm nhiều hơn.