Vị trí mụn mọc ở trên mặt đều có thể là dấu hiệu cho thấy bạn gặp những vấn đề trục trặc trong cơ thể. Cùng tham khảo mụn mọc ở trán, má, cằm và quanh miệng xem thử đây là cảnh báo cho căn bệnh nào mà bạn đang mắc phải nhé.

1. Mụn mọc ở trán là dấu hiệu của gì?

Để trị mụn mọc ở vị trí này bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Giữ vệ sinh da sạch, có thể rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt chứa axit salicylic…

Bôi sản phẩm có thành phần kháng sinh hay benzoyl peroxide giảm viêm cho nốt mụn. 

Nếu mụn diễn tiến nặng, không tự ý mua sản phẩm điều trị mà đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị.

Dr. Huệ chia sẻ về nguyên nhân mọc mụn trên mặt và cách điều trị

Ngoài ra, đừng quên chăm sóc da và duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh để mụn mọc ở trán nhanh hết hơn:

  • Để phòng ngừa mụn bạn nên tập thể dục, thể thao, yoga để thư giãn cơ thể, hạn chế căng thẳng. 
  • Bạn cũng nên tập thói quen ngủ sớm và sâu, ngủ đủ 7-8h/ngày, thử nghe nhạc, tập yoga nhẹ nhàng khoảng 1-2 phút trước khi ngủ để giảm căng thẳng và đi vào giấc ngủ dễ
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp nhiều rau xanh, củ quả giàu chất chống oxy hóa như cà chua, quả anh đào, táo, chanh, đu đủ,... bổ sung thêm men tiêu hóa để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, giúp phòng ngừa mụn ở trán hiệu quả.
  • Tuyệt đối đừng chạm tay vào trán để tránh nhiễm trùng, mụn nặng hơn và lây lan.

2. Mụn mọc ở má là do đâu?

  • Mụn mọc má (đặc biệt là bên má phải) là dấu hiệu của việc phổi của bạn hoạt động không bình thường. Kèm theo đó là bạn có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng. 
  • Ngược lại, mụn ở má trái thì cơ quan gan mật trong cơ thể bạn hoạt động không tốt. Ngoài ra, mụn mọc vùng má gần hàm dưới có thể là do vệ sinh da vùng răng miệng không đảm bảo, dẫn tới nhiễm trùng.

Với loại mụn này, bạn cũng cần thực hiện theo các bước sau để loại bỏ chúng ra khỏi da mặt:

  • Giữ vệ sinh da sạch, có thể rửa mặt bằng sữa rửa mặt chứa axit salicylic 2 lần/ngày…
  • Bôi sản phẩm có thành phần kháng sinh hay benzoyl peroxide để kháng viêm. 
  • Lưu ý rằng không tự ý mua sản phẩm điều trị mụn. Nếu mụn nặng hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng xử lý thích hợp. 
  • Đặc biệt, hạn chế sờ tay lên mặt, vệ sinh điện thoại hoặc những thiết bị hay đồ vật thường xuyên tiếp xúc với vùng má.         

3. Mụn ở cằm, quanh miệng

  • Nếu bạn gặp phải tình trạng mụn ở cằm là dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn nội tiết tố nữ nhất là vào khoảng thời gian một tuần trước chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do dư thừa của nội tiết tố androgen nam (trong đó bao gồm testosterone). Sự dư thừa này có thể kích thích tuyến dầu hoạt động quá mức, tiết ra lượng bã nhờn quá nhiều làm bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Phụ nữ mang thai cũng thường gặp phải tình trạng này.
  • Ngoài ra, hệ thống bạch huyết bài độc hoạt động không tốt hay chế độ ăn uống khiến nội tiết tố rối loạn và gây nổi mụn ở vùng cằm, quanh miệng. Nhất là khi bạn uống sữa hoặc ăn quá nhiều chế phẩm từ sữa. 

Khi mọc mụn tại vị trí này, bạn cũng thực hiện theo các bước tương tự mụn mọc ở trán, má để trị mụn. Ngoài ra, đừng quên chăm sóc da như sau:

  • Hãy xem lại chế độ ăn uống của bạn: giảm đường, hạn chế sản phẩm từ sữa.
  • Tăng cường uống thật nhiều nước để cơ thể bài độc tốt hơn, bổ sung thật nhiều vitamin và hạn chế thức khuya. 
  • Mụn do thay đổi nội tiết trong cơ thể sẽ tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu cơ thể ổn định lại, mụn sẽ tự hết.
  • Không đặt tay lên cằm, không cạy mụn vì điều này có thể truyền vi khuẩn từ da tay lên cằm, có thể gây ra mụn nặng nề hơn.