Da nhiễm corticoid là bệnh lý da liễu cần được điều trị theo phác đồ và đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm cao độ của người bệnh nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu phác độ và thời gian điều trị cụ thể cho từng mức độ tổn thương da nhiễm corticoid là như thế nào nhé!
1. Biểu hiện của làn da bị nhiễm corticoid
- Nguyên nhân gây ra các tình trạng da nhiễm corticoid thường xuất phát từ vấn đề bạn đọc đã dùng những sản phẩm có chứa thành phần corticoid nồng độ cao và sử dụng trong thời gian kéo dài.
- Hoặc với những trường người bệnh sử dụng thuốc corticoid trong điều trị các loại bệnh lý về lupus ban đỏ, vảy nến, hội chứng thận hư, bệnh giảm tiểu cầu,... Cũng có thể là nguyên nhân khiến làn da bị tổn thương bởi corticoid.
Một số biểu hiện lâm sàng thường gặp của làn da nhiễm corticoid:
- Hàng rào bảo vệ da bị suy yếu khiến làn da trở nên nhạy cảm dễ bị kích ứng hơn.
- Tăng vấn đề tiếp xúc dị ứng.
- Bề mặt da dễ nổi mẩn đỏ và thường xuyên ngứa rát.
- Hiện tượng tăng sắc tố khiến làn da thâm sạm, xỉn màu.
- Thường bị nổi mụn viêm quanh miệng.
- Ở những làn da bị nhiễm corticoid mức độ nặng còn dẫn đến hiện tượng giãn mao mạch, nổi mụn nước li ti trên diện rộng và mọc lông ở vùng da thoa corticoid.
2. Nguyên tắc phác đồ điều trị cho làn da khi nhiễm corticoid
- Như đã chia sẻ thì vấn đề da nhiễm corticoid đòi hỏi phải được điều trị theo phác đồ của bác sĩ da liễu nhằm đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả phục hồi da một cách tốt nhất.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần nắm rõ những nguyên tắc quan trọng sau đây:
Thực hiện cắt giảm liều từ từ
Một trong những nguyên tắc đầu tiên khi thực hiện phác đồ điều trị cho làn da bị nhiễm corticoid đó là chúng ta cần cắt giảm liều dùng từ từ.
- Đối với những bạn đọc có tiền sử dùng corticoid liều cao, trong thời gian kéo dài thì việc ngưng dùng thuốc đột ngột sẽ gây kích thích lượng corticoid tồn tại ở trong cơ thể dẫn đến sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm.
Chính vì vậy, tùy thuộc vào thời gian và liều dùng corticoid trước đó mà bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt giảm corticoid một cách phù hợp.
- Những bạn đọc mới chỉ sử dụng corticoid liều thấp trong thời gian ngắn thì chúng ta có thể ngưng thuốc ngay.
- Còn với những trường hợp người dùng đã sử dụng corticoid trong một thời gian dài thì chúng ta cần giãn cách liều dùng bằng cách: Sử dụng cách ngày, sau đó tăng dần lên 3 ngày dùng 1 lần, 5 ngày dùng 1 lần đến khi có thể ngưng dùng thuốc hoàn toàn.
Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
- Nguyên tắc quan trọng nhất khi thực hiện phác đồ điều trị da mặt bị nhiễm corticoid đó là chúng ta cần tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ da liễu.
- Người bệnh tuyệt đối không được tự ý loại bỏ, thay thêm thắt các sản phẩm khác trong suốt quá trình điều trị.
- Đặc biệt là chúng ta không được tham khảo điều trị tại những địa chỉ không uy tín hay nơi không có bác sĩ chuyên môn.
Thực hiện thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ da liễu mới là phương pháp tốt nhất giúp người bệnh chữa lành những tổn thương da nhiễm corticoid một cách an toàn và đạt được hiệu quả cao.
Kiên trì và giữ tâm lý ổn định khi điều trị
- Điều trị da nhiễm corticoid không thể nóng vội là nguyên tắc quan trọng tiếp theo mà bạn đọc cần đặc biệt lưu ý.
- Người bệnh cần có cho mình tâm lý kiên trì, nhẫn nại nhằm giúp quá trình điều trị được rút ngắn và mang đến hiệu quả cải thiện làn da một cách toàn diện, hiệu quả nhất.
3. Thời gian điều trị cho da nhiễm corticoid
Dựa vào mức độ tổn thương và phác đồ điều trị riêng biệt của từng bệnh nhân mà chúng ta sẽ có thời gian gian điều trị tương ứng.
- Với những nền da bị nhiễm corticoid ở mức độ nhẹ, hàng rào bảo vệ da chưa bị ảnh hưởng nhiều - Nếu kiên trì điều trị theo đúng phác đồ, sử dụng kết hợp thuốc uống và thuốc bôi đúng cách thì thời gian điều trị có thể dao động từ 3 đến 6 tháng.
- Nhưng ngược lại với những mức độ tổn thương corticoid ở thể nặng, làn da đã xuất hiện biến chứng thì quá trình điều trị có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm.
Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ phù hợp sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị. Qua đó góp phần giúp tốc độ phục hồi và làm lành tổn thương trên da đạt được hiệu quả cao hơn.